Tâm lý học trong UX (phần 1)

0
3129

Tâm lý là một yếu tố quan trọng trong UX. Muốn xây dựng một trải nghiệm tốt cho người dùng, bắt buộc bạn phải hiểu tâm lý của người dùng. Nghiên cứu là cách tốt nhất để hiểu họ, tuy rằng mỗi đối tượng người dùng khác nhau nhưng vẫn có những nguyên tắc chung về tâm lý mà chúng ta có thể áp dụng.

tam-ly-hoc-trong-ux-phan-11. Con người không muốn suy nghĩ hay làm nhiều hơn những gì cần thiết

Con người chỉ thực hiện khối lượng công việc tối thiểu để hoàn thành 1 mục tiêu.

Tốt hơn hết là cho người dùng một ít thông tin và để họ quyết định có cần thêm chi tiết hay không. Trong tâm lý học, đây gọi là “tiết lộ lũy tiến” (progressive disclosure).

Thay vì cố gắng mô tả một vấn đề, hãy đưa ra ví dụ.

Hãy chú ý tới hình dáng công năng của các thành phần trên màn hình. Nếu 1 thành phần có thể click được, hãy làm cho nó trông có vẻ click được. Ví dụ, đối với các đường link, hãy đổi màu và gạch chân. Đối với một button, đừng quá lạm dụng Flat design, hãy để button nổi lên một chút.

Chỉ mang đến những tính năng cần thiết nhất cho người dùng. Quá nhiều tính năng sẽ gây lãng phí nguồn lực mà kết quả chỉ mang lại một mớ hỗn độn. Tốt nhất, hãy làm user research và thực hiện các công đoạn design test cẩn thận, đừng dựa vào phỏng đoán cá nhân của chính mình.

Có sẵn chức năng “Mặc định” (default). Default giúp người dùng không phải suy nghĩ nhiều trong việc thiết lập cài đặt ứng dụng.

tam-ly-hoc-trong-ux-phan-1-12. Con người có giới hạn

Chúng ta chỉ có thể tiêu thụ khối lượng lớn thông tin một khi chúng ta còn hứng thú. Giải pháp tốt nhất đó là chỉ cung cấp những thông tin thật cần thiết và đúng thời điểm.

Chúng ta scan chứ không đọc, đặc biệt là trên màn hình các thiết bị.

Con người không có khả năng multi-tasking. Đây chỉ là ảo giác khi mà bạn liên tục chuyển qua lại giữa các tasks. Ví dụ đơn giản như việc lái xe và nghe điện thoại. Bạn chỉ có thể chuyển sự chú ý liên tục từ điện thoại sang tay lái chứ không hề làm 2 việc này cùng 1 lúc. Do vậy, chỉ tập trung thiết kế để người dùng hoàn thành 1 tác vụ ở mỗi thời điểm.

Chúng ta sẽ đọc lướt dễ hơn với những dòng chữ ngắn, tuy nhiên với những dòng chữ dài chúng ta lại đọc hiệu quả hơn. Chính vì vậy thiết kế dòng thông tin ngắn hay dài tùy thuộc vào việc bạn muốn người dùng scan nhanh nội dung (dòng ngắn) hay nắm được thông tin tốt hơn (dòng dài).

Hãy luôn nhớ rằng người dùng luôn đòi hỏi những tính năng không thật sự cần thiết cho họ.

tam-ly-hoc-trong-ux-phan-1-23. Con người phạm sai lầm

Hãy tiên đoán trước những tình huống mà người dùng có thể mắc sai lầm và xây dựng giải pháp hạn chế khả năng sai sót.

Nếu kết quả của sai sót mà người dùng có thể mắc phải khá nghiêm trọng, luôn luôn confirm họ. Ví dụ: xóa thông tin, hủy thanh toán,…

Giúp người dùng dễ dàng thực hiện “Undo” .

Cố gắng tránh tối đa sai sót cho người dùng thay vì giúp họ giải quyết sai sót. Cách tốt nhất là giảm bớt lượng thông tin mà họ phải xử lý ở mỗi thời điểm. Thông báo lỗi tốt nhất đó là không có thông báo lỗi nào cả.

Nếu bạn có thể tự động khắc phục lỗi cho người dùng, hãy làm điều đó và nói cho họ biết. Google có thể giúp bạn kiểm tra chính tả của từ khóa tìm kiếm, cho bạn thấy điều đó và cho ra kết quả theo gợi ý đúng ngữ pháp.

Và chính chúng ta, UX Designer, cũng phạm sai lầm. Hãy cho mình quyền được sai. Đừng quá cố gắng làm cho thiết kế hoàn hảo hết mức, hãy bắt tay vào hành động. Bạn luôn có thể dành thời gian kiểm tra lại thiết kế và nhận phản hồi.

tam-ly-hoc-trong-ux-phan-1-34. Trí nhớ phức tạp hơn chúng ta nghĩ

Chúng ta chỉ nhớ về quá khứ dựa theo cảm giác chủ quan, ký ức của chúng ta về quá khứ đã bị thay đổi. Giả sử như nếu bạn có 1 ấn tượng không tốt về 1 điểm nhỏ trong 1 sự kiện, bạn sẽ dễ dàng xây dựng ký ức chỉ toàn những ấn tượng tiêu cực về sự kiện mà không quan tâm đến những điểm tốt. Cách tốt nhất là tự UX Designer quan sát người dùng trong thực tế.

Con người rất dễ quên 1 sự việc vừa diễn ra chỉ vài phút trước. Đừng buộc người dùng phải nhớ thông tin từ những task, trang trước đó. Dĩ nhiên, trừ khi bạn muốn thiết kế 1 ứng dụng thử thách trí nhớ, tốt nhất đừng để người dùng phải ghi nhớ những thông tin không cần thiết.

tam-ly-hoc-trong-ux-phan-1-45. Con người là sinh vật xã hội

Kết nối với xã hội là 1 nhu cầu căn bản. Forum, mạng xã hội, blog, các trang tin tức,… là minh chứng rõ ràng.

Chúng ta luôn tìm kiếm tư vấn, trợ giúp từ mọi người, đặc biệt là đối với những gì chưa chắc chắn. Bạn có thể thấy sức mạnh của review và rating.

Nếu con người cùng nhau làm 1 việc gì đó, họ sẽ được gắn kết với nhau. Tiếng cười cũng có thể gắn kết con người. Nếu bạn có thể giúp người dùng tương tác, hỗ trợ với nhau, bạn sẽ có thể tạo ra mối liên kết giữa họ cũng như giữa họ với sản phẩm.

Nếu bạn giúp tôi, tôi sẽ có nghĩa vụ phải trả ơn cho bạn. Nếu bạn muốn người dùng điền vào form, ít nhất bạn phải có lý do thuyết phục, nếu không bạn có thể cho họ điều gì đó mà họ cần.

Khi bạn quan sát người khác làm điều gì đó, một phần tương tự trong não bộ sáng lên như thể chính bạn đang thực hiện hành động đó. Ví dụ như nếu bạn chứng kiến 1 người bị thương ở cánh tay, bạn sẽ có cảm giác cánh tay của mình cũng bị thương. Chúng ta là những sinh vật bắt chước rất nhanh. Nếu muốn người dùng thực hiện một nhiệm vụ, hãy cho họ thấy người khác làm điều đó như thế nào.

(còn tiếp)