Tâm lý học trong UX (phần 2)

0
3247

Tâm lý là một yếu tố quan trọng trong UX. Muốn xây dựng một trải nghiệm tốt cho người dùng, bắt buộc bạn phải hiểu tâm lý của người dùng. Nghiên cứu là cách tốt nhất để hiểu họ, tuy rằng mỗi đối tượng người dùng khác nhau nhưng vẫn có những nguyên tắc chung về tâm lý mà chúng ta có thể áp dụng.

(Tiếp theo)

6. Khả năng chú ý

tam-ly-hoc-trong-ux-phan-2Khả năng gây chú ý chính là chìa khóa trong thiết kế UI. Lôi kéo và giữ được sự chú ý của người dùng, không gây xao lãng khi người dùng đang tập trung hoàn thành tác vụ và những điều cần phải luôn được lưu tâm.

Con người được lập trình để chỉ chú ý đến những gì khác biệt. Nếu một thứ đột nhiên chuyển động, màu sắc tương phản, kích thước lớn,… thì chắc chắn yếu tố đó sẽ nổi bật hơn trong mắt người dùng. Điều này có vẻ hiển nhiên nhưng không phải Designer nào cũng làm tốt nhiệm vụ tập trung sự chú ý của người dùng vào những yếu tố quan trọng.

Con người có thể bỏ qua những thay đổi trong giao diện. Đây gọi là change blindness. Có nhiều thí nghiệm xã hội vui đã ghi nhận lại hình ảnh một số người nói chuyện với 1 người lạ trên đường phố. Chương trình đã thay đổi người lạ này bằng 1 người khác nhưng họ không hề nhận ra sự thay đổi. Cơ bản là họ không mong đợi sự thay đổi này, chính vì vậy mà bộ não của họ sẽ bỏ qua thông tin này.

Con người rất dễ bị phân tâm. Những điều khiến họ phân tâm chính là những điều khiến họ chú ý.

7. Con người khao khát thông tin

tam-ly-hoc-trong-ux-phan-2-3Bạn đã bao giờ rơi vào trường hợp download rất nhiều tài liệu về 1 chủ đề mình thích nhưng chẳng bao giờ đọc hết? Dopamine là chất hóa học kích thích con người tìm kiếm thức ăn, tình dục, và cũng khiến con người khao khát tìm kiếm thông tin. Chúng ta luôn muốn có nhiều thông tin khả năng xử lý thông tin của con người. Nhiều thông tin đồng nghĩa với nhiều lựa chọn hơn. Nhiều lựa chọn hơn nghĩa là an toàn hơn, và kiểm soát nhiều hơn.

Con người cần được phản hồi. Chúng ta cần phải biết điều gì đang diễn ra, những gì chúng ta làm có đúng không, tại sao lại có lỗi, những gì chúng ta làm có thể gây hậu quả gì không.

8. Những quyết định vô thức

tam-ly-hoc-trong-ux-phan-2-2Hầu hết những diễn biến tâm lý xảy ra một cách vô thức, có nghĩa là không có lý do, và chúng ta không chủ động suy nghĩ một cách logic.

Nếu bạn có thể khiến người dùng thực hiện 1 hành động nhỏ (đăng ký tài khoản free), thì sẽ có nhiều khả năng họ sẽ thực hiện hành động lớn hơn sau này (ví dụ như nâng cấp lên tài khoản premium).

Phần cảm xúc của bộ não bị ảnh hưởng nhiều bởi hình ảnh, đặc biệt là hình ảnh con người và những câu chuyện. Cảm xúc đóng vai trò rất quan trọng trong những quyết định của chúng ta.

Hành vi của con người bị ảnh hưởng bởi những yếu tố mà họ không nhận thức được. Những từ như “mệt mỏi”, “người già”,… có thể khiến những người trẻ tuổi đi chậm lại.

9. Những hình mẫu tâm lý (mental models)

tam-ly-hoc-trong-ux-phan-2-1Chúng ta luôn có 1 mental model nhất định khác nhau về 1 sự vật, sự việc. Ví dụ như việc xem phim, sẽ có người thích đi 1 mình để thưởng thức câu chuyện, có người chỉ đi xem những phim bom tấn theo trào lưu, cũng có người lại đi xem phim mục đích để dành thời gian cho gia đình và bạn bè.

Mental Model mà con người xây dựng xung quanh 1 hành vi, 1 tác vụ sẽ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng giao diện. Tìm hiểu được mental model của nhóm người dùng mục tiêu sẽ giúp bạn xây dựng được thiết kế phù hợp với cách mà họ nghĩ, hành động.

Ẩn dụ sẽ giúp người dùng liên tưởng một thứ mới mẻ đến một hành vi đã quen thuộc. Và khi thiết kế, hãy xây dựng những tương tác, hành vi giống với những gì mà người dùng đã quen thực hiện. Ví dụ như bạn xây dựng 1 dịch vụ giúp người dùng kiểm soát thời gian của mình, vậy hãy tìm hiểu trong thực tế, họ đang quản lý thời gian của mình ra sao. Nếu chưa có thì hãy khoan đừng hỏi, hãy yêu cầu họ thực hiện điều đó và quan sát những giải pháp tự nhiên nhất của họ.

Lý do quan trọng nhất của việc thực hiện nghiên cứu người dùng không phải để tìm hiểu người dùng muốn gì hay họ là ai mà là để hiểu được mental model của họ. Cuốn sách “Mental model: aligning design strategy with human behavior” của Indi Young là một tài liệu rất quan trọng trong nghiên cứu người dùng mà bạn nên đọc. Tác giả sẽ giúp bạn đi từng bước thực hiện 1 cuộc nghiên cứu người dùng thành công.

10. Thiết kế giao diện cho người dùng

tam-ly-hoc-trong-ux-phan-2-4Sử dụng nhóm để tập trung người dùng vào những gì quan trọng. Những gì quan trọng, cần chú ý và có liên quan đến nhau phải được nhóm lại.

Những gì ở gần nhau mặc nhiên sẽ được coi là đi cùng nhau.

Sử dụng font chữ đủ lớn, đơn giản.

Những gì người dùng đang nhìn không có nghĩa là họ cũng thấy hay chú ý đến. Khi họ nhìn vào 1 thành phần, những yếu tố xung quanh sẽ là cơ sở để họ đoán được mình đang nhìn vào cái gì.

2 màu sắc khó đi cạnh nhau nhất đó là đỏxanh. Đừng sử dụng font chữ màu đỏ trên nền xanh và ngược lại.

Theo uxd.vn